Tuyến chính cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây có dài 99km, nối liền 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận. Đây là công trình có quy mô cấp đặc biệt, vận tốc thiết kế 120km/giờ, 4 làn xe, chiều rộng mặt đường (phân kỳ) 23,5m. Dự án có 6 nút giao khác mức, 65 cầu (18 cầu trên cao tốc, 47 cầu vượt); tổng mức đầu tư gần 12.577,5 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Thăng Long là chủ đầu tư.
Thời điểm này, ô-tô có thể chạy liền mạch xuyên suốt toàn tuyến. Trên công trường, hàng chục mũi thi công vẫn đang tăng tốc thảm bê-tông nhựa mặt đường những vị trí cuối cùng, lắp dải phân cách, hộ lan,… Tại vị trí nút giao kết nối với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, nhà thầu đã thảm xong bê-tông nhựa phần mặt đường tại nhánh cầu vượt hướng Đồng Nai đi Phan Thiết.
Công trường đồi Km32 thuộc gói thầu XL02, hơn 1 tháng trước còn ngổn ngang, hiện nay nhà thầu đã hoàn thành nổ mìn phá đá, đang tăng tốc thảm nhựa, nhiều đoạn đã lắp dải phân cách hoàn chỉnh. Tại gói thầu XL03, các đường găng nút giao Quốc lộ 1 đã giải quyết xong, đơn vị thi công bố trí trên công trường nhiều mũi thi công thi công 3 ca trải dài hơn 35km theo tuyến qua các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc.
Dự án cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây là một phần trong dự án cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Cao tốc này sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Sân bay quốc tế Long Thành, tạo liên kết vùng và tạo đòn bẩy phát triển cho các địa phương trong khu vực.
Tuyến đường này được đặt kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ là “cú hích” lớn về giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho nhiều địa phương. Tạo đà lực đẩy lớn giúp kết nối phát triển kinh tế xã hội tại Bình Thuận và Đông Nai nói chung cũng như các địa phương xung quanh trở nên sôi động hơn./.
Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 99 km được chia thành 4 gói thầu với quy mô mặt đường hơn 32 m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h. Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, gồm cả chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư…
Tuyến cao tốc này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận. Khi hoàn thành, hành trình từ TP.HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết – Mũi Né được rút ngắn một nửa, còn 2-2,5 tiếng. Cao tốc sẽ kết nối với sân bay Long Thành.
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết nằm trong 4 tuyến thuộc “Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc phía Đông giai đoạn 2017-2020” cùng với các đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết.
Nguồn hình ảnh: SeeNee/Review Bất động sản
Được đóng lại, nhưng trackback và pingback được mở.