Là dự án đầu tiên Nam tiến của “đại gia” Xuân Mai, Tổ hợp Eco Green Saigon trong năm 2022 được triển khai ra sao?

Nhờ áp dụng hai công nghệ xây dựng tiên tiến nhất hiện nay của tổng thầu EPC Xuân Mai Corp là công nghệ bê tông dự ứng lực bán tiền chế và tấm tường Acotec, tiến độ thi công tại dự án này được cải thiện rõ rệt, trung bình chỉ khoảng 5 ngày đã thi công xong một sàn. Dự án đến nay đã bàn giao nhà cho cư dân sinh sống được 3 block, hiện các hạng mục khác đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Dự án có quy mô 14,36 ha, nằm ngay mặt tiền đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7, TP.HCM). Liền kề dự án là công viên Hương Tràm rộng 22 ha. Eco Green Saigon được quy hoạch gồm 7 tòa căn hộ, khu khách sạn và trung tâm thương mại cao cấp, trung tâm hội nghị, tiệc cưới, công viên nội khu và Trường tiểu học Kim Đồng. Hiện tại, dự án đã hoàn thiện các trục đường nội khu. 4 tòa căn hộ đầu tiên là HR1, HR2, M2 và HR3 đang được triển khai nối tiếp nhau.

Công viên Eco Green Central nằm tại trung tâm dự án cũng đã xong mặt bằng, chuẩn bị đưa vào thi công – nơi này trong tương lai cũng sẽ xuất hiện tòa tháp tài chính cao thứ 2 với 69 tầng tại TPHCM. Thiết kế của tòa tháp được thống nhất cho toàn khu vực với những vật liệu xây dựng tốt nhất. Hệ thống đế của tòa tháp bao gồm các trung tâm thương mại, dịch vụ và có sự kết nối đến  các căn hộ trong tòa tháp cũng như đến toàn bộ dự án Eco Green Sài Gòn. Các công trình dịch vụ và cảnh quan xung quanh phối hợp với tòa tháp tạo nên ấn tượng độc đáo, ngoạn mục và sáng tạo. Ngoài ra, tòa tháp Eco Green Sài Gòn còn sở hữu tầm nhìn thoáng, đẹp hướng toàn thành phố. Với chiều cao 275m, cao 69 tầng, cư dân nơi đây có thể cảm giác như mình đang ở “đỉnh trời” bao la.

Được biết, UBND TP.HCM trong năm 2021 đã ban hành Quyết định về “Phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4“. Theo đó, Sở Quy hoạch – Kiến trúc được giao làm cơ quan tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình. Đây là cơ sở để triển khai đầu tư dự án. Phương án phải kết hợp chủ trương cải tạo đô thị khu vực đầu cầu và hạn chế việc di dời, giải tỏa nhà dân cũng như công trình, hạ tầng kỹ thuật hiện có.

UBND TP yêu cầu cầu Thủ Thiêm 4 phải là công trình giao thông có kiến trúc mang tính biểu tượng. Đơn vị lập phương án phải đảm bảo cây cầu hài hòa với cảnh quan sông Sài Gòn, các công trình lân cận và quy hoạch đô thị hai bên bờ sông.

Bên cạnh đó, giải pháp thiết kế phải mang tính độc đáo, đặc sắc, tạo điểm nhấn ấn tượng cho khu vực quận 2 và quận 7. Đồng thời, phương án cần chú trọng tính hình tượng, thẩm mỹ và tính khả thi cao trong xây dựng, phù hợp với hình tượng kiến trúc, văn hóa Việt Nam.

Công trình cầu Thủ Thiêm 4 bắt đầu từ trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát để kết nối vào đường Lưu Trọng Lư, cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn, nối với Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4 (thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm).

Dự kiến, công trình này sử dụng 16,7 ha đất để xây dựng, gồm 2,1 ha phía quận 2 và 14,6 ha phía quận 7. Bắc qua sông Sài Gòn kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu đô thị mới Nam Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm 4 là 1 trong những dự án trọng điểm được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông từ khu Nam TP về trung tâm, đồng thời thúc đẩy phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo thiết kế ban đầu, cầu có tổng chiều dài gần 2,2 km, rộng 28 m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành; tuổi thọ thiết kế 100 năm, chịu được động đất cấp 7; tĩnh không thông thuyền 80 x 10 m; vận tốc thiết kế 60 km/giờ.

Trước đó, liên danh 3 công ty bất động sản và xây dựng trong nước đã gửi văn bản cho Thành ủy và UBND TP đề xuất được đầu tư dự án bày bằng hình thức đổi đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng mức đầu tư 5.200 tỉ đồng. Thành phố sau đó kiến nghị Thủ tướng cho phép chỉ định liên danh này xây dựng cầu theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao).

Tuy nhiên, do thay đổi về thủ tục đầu tư, nhất là các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án BT khiến dự án này triển khai chậm và đến nay phải thực hiện theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Công ty Xuân Mai sẽ là một trong những đơn vị tham gia xây dựng dự án này.

Cầu Thủ Thiêm 4 bắc qua sông Sài Gòn kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu đô thị mới Nam Sài Gòn được cho là sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông từ khu Nam TP về trung tâm, đồng thời sẽ giúp Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển nhanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội TPHCM. Nhờ vậy mà các dự án Eco Green Sài GònSunshine City Sài GònSunshine Diamond River quận 7 được hưởng lợi hơn nhờ lưu thông thuận tiện, giá trị tại các dự án này sẽ được tăng mạnh và thị trường bất động sản động sản khu Nam cũng như các chung cư quận 7 sẽ ngày càng phát triển hơn.

Nguồn dẫn: Minh Tú/ Tạp chí Đầu tư Tài chính

Link bài gốc: https://vietnamfinance.vn/can-canh-to-hop-eco-green-saigon-dang-duoc-trien-khai-o-quan-7-20180504224265958.htm

Được đóng lại, nhưng trackback và pingback được mở.